3 cây cầu kết nối Long An với TP.HCM và ĐBSCL
3 cây cầu nằm trên trục động lực kết nối TP.HCM – Long An – Tiền Giang vừa được HĐND tỉnh Long An thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư xây dựng.
Phó Giám đốc Sở GTVT Long An Nguyễn Hoài Trung vừa cho biết, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng 3 cầu trên trục động lực kết nối TP.HCM – Long An – Tiền Giang, được đề xuất xây dựng trong năm 2021.
Thông tin về vốn và thời gian thi công
- Tổng vốn đầu tư : gần khoảng 2.300 tỉ đồng.
- Nguồn vốn: từ ngân sách tỉnh, vốn hỗ trợ từ Trung ương và các nguồn vốn huy động khác.
- Vị trí 3 cây cầu này bắc qua sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây và sông Cần Giuộc.
- Thời gian khởi công dự kiến: quý 3/2021.
- Dự kiến hoàn thành : năm 2025.
- Cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép dự ứng lực và vòm thép, tải trọng thiết kế HL93.
Lộ trình xây dựng 3 cây cầu kết nối Long An với TP.HCM và ĐBSCL
Trong đó, tại dự án đầu tiên sẽ có hai cây cầu bắc qua sông Cần Giuộc, nằm song song với nhau. Mỗi cây cầu có chiều dài gần 3 km, rộng 14 m, bắt đầu từ ngã ba Tân Kiên (huyện Bình Chánh). Tiếp đến là hai cây cầu lần lượt bắc qua sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây . 2 cầu này có chiều dài 7 km, chiều rộng mặt cầu hơn 13 m (đầu tư ở giai đoạn 1).
Những cây cầu này được đánh giá là những dự án quan trọng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Việc hoàn thiện sẽ thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng tỉnh Long An cùng các địa phương lân cận trở thành đô thị văn minh, hiện đại. Sau khi được hoàn thành, những cây cầu này sẽ hình thành tuyến giao thông từ TP.HCM đến Tiền Giang ở phía Đông, kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL. Qua đó, giảm bớt áp lực giao thông trên các tuyến QL1, QL50, đảm bảo vận chuyển hàng hóa, hành khách an toàn, hiệu quả .Bên cạnh đó là bảo vệ môi trường, phòng tránh các vấn đề như tắc nghẽn giao thông, tai nạn giao thông…
Các đô thị vệ tinh hình thành
Bên cạnh đó, khi trục động lực được hoàn thành sẽ mở ra hàng loạt đô thị vệ tinh ở Cần Giuộc, Cần Đước tiếp giáp với TP.HCM. Lúc này, nhà đầu tư sẽ lựa chọn Long An để đầu tư bởi giao thông thuận tiện và chi phí rẻ, di chuyển về TP.HCM và ĐBSCL đều thuận lợi. Như vậy, trục động lực này không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mà còn góp phần phát triển kinh tế 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.
Theo kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch đô thị Ngô Viết Nam Sơn: Việc xây dựng các trục động lực kết nối TP.HCM với Long An, Tiền Giang là hết sức cần thiết. Trục giao thông này sẽ tạo thành các đô thị vệ tinh của TP.HCM, từ đó giãn dân từ TP.HCM về Long An. Song song, khi các trục giao thông thuận lợi thì các khu công nghiệp, kinh tế sẽ tập trung về các tỉnh lân cận. Việc này giúp giảm tình trạng quá tải ở TP.HCM.
Giảm áp lực về giao thông
Không chỉ vậy, hiện nay nhiều tuyến đường kết nối về các tỉnh miền Tây đang bị kẹt xe nghiêm trọng thì trục giao thông này sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu. Khi trục động lực được đầu tư xứng tầm, có quy hoạch cụ thể sẽ kêu gọi được các nhà đầu tư cùng làm, từ đó sẽ giảm tải cho nguồn ngân sách nhà nước.
Chúng tôi hi vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều hiểu biết về cơ sở hạ tầng nơi thành phố bạn đang sống và làm việc. Bạn đọc theo dõi danhtailand.com.vn thường xuyên để cập nhật tin tức mới nhất trong lĩnh vực bất động sản.