SƠ ĐỒ CÁC TUYẾN METRO TP.HCM
Với “giấc mơ” tàu điện ngầm sẽ có mặt ở mọi nơi trong toàn thành phố, hiện nay đã có 3 trong tổng số 8 tuyến Metro đang được triển khai,biến “giấc mơ” thành hiện thực trong thời gian sắp tới. Dự kiến năm 2020, người Sài Gòn sẽ lần đầu tiên được đi lại bằng tàu điện ngầm. Chúng tôi hi vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều hiểu biết về cơ sở hạ tầng nơi thành phố bạn đang sống và làm việc. Bạn đọc theo dõi danhtailand.com.vn thường xuyên để cập nhật tin tức mới nhất trong lĩnh vực bất động sản.
TUYẾN METRO LÀ GÌ?
Tuyến Metro là một hệ thống tàu điện cao cấp, nó có thể đi ngầm dưới lòng đất hoặc đi trên cao nhờ các cầu vượt, ở Việt Nam thường gọi là Đường Sắt Đô Thị, là một hệ thống rộng lớn chuyên chở hành khách trong một đô thị và thường được chạy trên đường ray.
Nhờ thiết kế hạ tầng riêng biệt nên tốc độ của phương tiện di chuyển trên tuyến metro nhanh hơn, không có giao cắt với lối đi các phương tiện khác. Giống với hệ thống xe bus công cộng, tuyến Metro di chuyển nhiều lần trong ngày, có trạm dừng, nhà ga để đón và trả khách.
Tại sao hình thành các tuyến Metro TP HCM
“Sống ở Sài Gòn hàng chục năm nay, chỉ mong một ngày không còn cảnh kẹt xe, giao thông thoáng đãng, có thêm nhiều hệ thống giao thông hiện đại cho người dân như ở nước ngoài. Hôm nay nhìn thấy bản đồ các tuyến metro trải dài thành phố như thế, thật sự tôi rất trông chờ”. Đó là chia sẽ của anh Hoài Tiến (35 tuổi, ngụ quận Thủ Đức).
Và đó đúng là tình trạng của TP Hồ Chí Minh hiện tại, Với mật độ dân cư đông đúc như hiện nay trong khi hệ thống giao thông đang hoạt động quá tải, tình trạng kẹt xe, tắc đường diễn ra thường xuyên. Việc xây dựng các tuyến Metro là vô cùng cấp thiết trong tiến trình phát triển của thành phố. Hệ thống tàu điện ngầm tại TP. HCM đã được Chính Phủ phê duyệt gồm 8 tuyến metro kết nối với tất cả các quận huyện trên địa bàn thành phố. Ngoài tuyến số 1 Bến Thành – Suối tiên và tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương đang được triển khai, các tuyến khác đang được xúc tiến công tác đầu tư.
TP Hồ Chí Minh có bao nhiêu tuyến Metro?
Tổng cộng 8 tuyến Metro tại TP HCM với chiều dài là 169km, 1 tuyến xe điện dài 12,8 km và 2 tuyến đường ray đơn dài 43,7 km.
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. HCM đưa ra thông tin cụ thể gồm:
Tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên (dự kiến kéo dài đến Bình Dương), kéo dài gần 20km.
Tuyến số 2: Thủ Thiêm – Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, kéo dài 48 km.
Tuyến 3A: Bến Thành – Tân Kiên, kéo dài 19,8km; Tuyến 3B: Ngã sáu Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước, kéo dài 12,2km.
Tuyến số 4A: Thạnh Xuân (quận 12) – Khu đô thị Hiệp Phước, kéo dài khoảng 35,75 km ; Tuyến 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả, kéo dài khoảng 3,2km.
Tuyến số 5: Cầu Sài Gòn – bến xe Cần Giuộc, kéo dài 23,39km. Tuyến số 6: Bà Quẹo – vòng xoay Phú Lâm, kéo dài 6,8km.
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. HCM, cuối tháng 8/2012 dự án tuyến số Metro số 1 đã bắt đầu triển khai đến nay. Bên cạnh đó hiện tuyến Metro số 2 và Metro số 5 cũng đang trong quá trình triển khai.
Tuyến Metro số 1 : Bến Thành – Suối Tiên
- Hướng tuyến: Bến Thành (tại Quảng trường Quách Thị Trang) – Lê Lợi – Nguyễn Siêu – Ngô Văn Năm – Tôn Đức Thắng – Ba Son – Nguyễn Hữu Cảnh – Văn Thánh – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn – xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Long Bình.
- Tổng chiều dài: khoảng 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao).
- Số lượng ga: 14 (3 ga ngầm và 11 ga trên cao).
- Depot đặt tại phường Long Bình, TP Thủ Đức với diện tích 20 ha.
- Tổng mức đầu tư : 2,491 tỷ USD
- Nhà tài trợ: Nhật Bản (JICA).
- Tuyến được định hướng kéo dài từ ga Suối Tiên đến Bình Dương và đến thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong tương lai.
- Dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2020-2022
Tuyến Metro số 2: Bến Thành – Tham Lương
Dự án được chia làm 3 giai đoạn:
- Từ Bến Thành – Tham Lương gồm 11 nhà ga
- Đoạn nối dài từ Bến Thành – Thủ Thiêm có 7 nhà ga
- Đoạn nối dài từ Tham Lương – Củ Chi có 24 nhà ga.
Khi hoàn thành tuyến Metro số 2 sẽ có 42 nhà ga, tổng chiều dài 48km bắt đầu từ Thủ Thiêm, quận 2 đến huyện Củ Chi. Dự kiến hoàn thành vào năm 2026, một số hạng mục đã được thi công như Depot Tham Lương xây dựng xong nhà ga.
Tuyến Metro số 3a: Bến Thành – Depot Tân Kiên
Tổng chiều dài toàn tuyến là 19,58 km được định hướng kéo dài từ Ga Hưng Nhơn đi dọc quốc lộ 1 và kết nối với TP Tân An, tỉnh Long An. Tuyến Metro số 3a được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ Bến Thành đến bến xe Miền Tây gồm 8 ga ngầm, 2 ga trên cao, chiều dài 10,3km; giai đoạn 2 là từ bến xe Miền Tây – Depot Tân Kiên dài 9,55km, 7 ga trên cao. Thời gian hoàn thiện dự kiến đến năm 2026.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin của đoạn mở rộng từ Tân Kiến đến Long An khi có thông tin mới nhất đến các bạn đọc.
Tuyến 3b: Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước
Có lộ trình từ ngã 6 Cộng Hòa đến Hiệp Bình Phước quận Thủ Đức với chiều dài khoảng 12,2 km gồm 8 ga ngầm và 2 ga trên cao, Trong tương lai tuyến được định hướng kết nối với thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) từ ga Hiệp Bình và đi dọc quốc lộ 13, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 của tỉnh Bình Dương.
Tuyến Metro số 4: Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước, Nhà Bè
Tổng chiều dài toàn tuyến: khoảng 35,75 km (17,77 km đi trên cao và 16,18 km đi ngầm), bao gồm 14 ga ngầm và 18 ga trên cao, đi từ Thạnh Xuân Quận 12 đến đến Hiệp Phước, Nhà Bè .
- Giai đoạn 1: Ga Công viên Gia Định – Ga Hoàng Diệu, bao gồm depot tại Công viên Gia Định
- Giai đoạn 2: Ga Công viên Gia Định – Thạnh Xuân
- Giai đoạn 3: Ga Hoàng Diệu- Ga Phước Kiển
- Giai đoạn 4: Ga Phước Kiển – Ga bến tàu Hiệp Phước
Tuyến số 4b: Công viên Gia Định – Công viên Hoàng Văn Thụ
Đây là nhánh kết nối tuyến Metro số 4 và số 5 có điểm đầu là ga Công viên Gia Định (tuyến số 4) đi theo đường Nguyễn Thái Sơn – Hồng Hà – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – Trường Sơn – Công viên Hoàng Văn Thụ – Ga Lăng Cha Cả (tuyến số 5).
Dự án có chiều dài khoảng 3,2km được xây dựng ngầm dưới lòng đất, bố trí 3 nhà ga với tổng vốn đầu tư khoảng 1,1 tỷ USD. Tuyến Metro này cũng đã hoàn thành nghiên cứu xây dựng và đang kêu gọi đầu tư cùng với tuyến số 4.
Tuyến Metro số 5: Depot Đa Phước – Cần Giuộc – Cầu Sài Gòn
Tuyến số 5 có chiều dài 26km bắt đầu từ: Bến xe Cần Giuộc mới – Quốc lộ 50 – Tùng Thiện Vương – Phù Đổng Thiên Vương – Lý Thường Kiệt – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu – Bạch Đằng – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn. Dự án chia làm 2 giai đoạn đầu tư:
Giai đoạn 1: Cầu Sài Gòn – Ngã 4 Bảy Hiền
– Lộ trình tuyến: Ngã tư Bảy Hiền – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu – Bạch Đằng – Điện Biên Phủ đến cầu Sài Gòn. Đi qua các quận Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh.
– Tổng mức đầu tư: khoảng 1,66 tỷ USD.
– Tổng chiều dài: khoảng 8,9km (7,46 km ngầm và 1,43 km trên cao).
– Số lượng ga: 8 ga (7 ga ngầm và 1 ga trên cao).
– Depot mini đặt tại công viên Hoàng Văn Thụ rộng 2 ha.
– Nhà tài trợ: Chính phủ Tây Ban Nha, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng Đầu tư Châu u (EIB).
– Thời gian xây dựng: 2023 và khai thác thương mại vào năm 2030.
Giai đoạn 2: Ngã 4 Bảy Hiền – Bến xe Cần Giuộc mới.
– Lộ trình tuyến: Ngã tư Bảy Hiền – Lý Thường Kiệt – Phù Đổng Thiên Vương – Tùng Thiện Vương – Quốc lộ 50 – Bến xe Cần Giuộc mới. Đi qua các quận Tân Bình 10, 5, 8 và huyện Bình Chánh.
– Tổng mức đầu tư: khoảng 2,1 tỷ USD.
– Tổng chiều dài: khoảng 14,5km (7,46 km ngầm và 1,43 km trên cao).
– Số lượng nhà ga: 13.
– Depot đặt tại Đa Phước rộng 32 ha.
– Thời gian xây dựng: đang cập nhật.
Tuyến số 6: Đầm Sen – Phú Lâm
Tuyến số 6 khi xây dựng sẽ kết nối với tuyến số 2 và số 3A giúp người dân có thêm lựa chọn khi tham gia giao thông. Điểm đầu của tuyến là ngã ba Bà Quẹo đi theo trục đường Âu Cơ – Lũy Bán Bích – Tân Hòa Đông và kết thúc tại Vòng xoay Phú Lâm, chiều dài khoảng 5,6 km.
Toàn bộ dự án sẽ đi ngầm, bố trí 7 nhà ga, vốn đầu tư dự kiến là 1.33 tỷ USD. Việc lập dự án xây dựng đã hoàn thành và chuẩn bị kêu gọi đầu tư trong giai đoạn tới.
Với 8 tuyến Metro TP.HCM trên đây thì hạ tầng giao thông tại đô thị lớn nhất cả nước sẽ từng bước được cải thiện. Mục tiêu xây dựng thành phố thông minh đang dần hiện thực hóa.